Hệ thống VietGAP
VietGAP là gì? Chứng nhận VietGAP hiểu thế nào?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT, khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT có quy định:
GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices, tức là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, một tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia hoặc nhóm quốc gia ban hành để hướng dẫn người sản xuất về việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, sức khỏe và an sinh xã hội cho người lao động.
VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, tức là Quy trình (Quy phạm) thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam. Nó được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm và nhóm sản phẩm thủy sản, chăn nuôi.
Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP?
Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong mỗi quốc gia, đặc biệt ở Việt Nam sản phẩm thường bị lạm dụng thuốc trừ sâu, bảo quản thực phẩm khiến người tiêu dùng mất niềm tin và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP tạo ra chuỗi cung ứng nông sản an toàn, đẩy mạnh sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp từ việc lựa chọn vùng đất, nguồn nước, giống cây trồng, phân bón và hóa chất, thu hoạch, đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến tay khách hàng và bàn ăn của người tiêu dùng.
Các yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn VietGAP, bao gồm
- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;
- Quản lý giống cây trồng và gốc ghép;
- Quản lý đất và giá thể;
- Quản lý phân bón và chất phụ gia;
- Quản lý nước tưới cho cây trồng;
- Quản lý hóa chất (bao gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật);
- Quản lý thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
- Quản lý và xử lý chất thải;
- Quản lý an toàn lao động;
- Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
- Kiểm tra nội bộ;
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện theo TCVN 11892-1:2017 do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành, gồm có 3 loại:
VietGAP trồng trọt
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi.
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi.
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa.
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê.
VietGAP chăn nuôi
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn.
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm.
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt.
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong.
- Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi dê thịt, dê sữa
VietGAP thủy sản
- Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra.
- Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm.
- Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng và tôm sú.
Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá
Tổ chức chứng nhận cần có ít nhất 01 chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ các quy định:
- Tốt nghiệp đại học trở lên ở chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học đối với lĩnh vực thủy sản; trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông học, sinh học đối với lĩnh vực trồng trọt; chăn nuôi, thú y, sinh học đối với lĩnh vực chăn nuôi.
- Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực được đánh giá ít nhất 02 năm liên tục.
- Có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ đánh giá VietGAP theo lĩnh vực tương ứng do cơ quan chỉ định cấp.
- Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2018 (ISO 19011:2018) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý.
- Có chứng chỉ đào tạo TCVN ISO 9001:2015; hoặc các phiên bản của ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng.
Quy trình cấp chứng nhận VietGAP?
- Bước 1: Khai báo thông tin để đăng ký chứng nhận VietGAP
- Bước 2: Ký hợp đồng đánh giá chứng nhận VietGAP và chuẩn bị cho đánh giá chính thức
- Bước 3: Đánh giá sơ bộ giai đoạn 1 về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
- Bước 4: Đánh giá thực tế giai đoạn 2, bao gồm cuộc phỏng vấn và kiểm tra hiện trường
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu và quy trình liên quan đến việc xây dựng Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
- Bước 6: Cấp chứng chỉ VietGAP có hiệu lực trong vòng 2 năm sau khi kiểm tra để đảm bảo rằng Doanh Nghiệp đã hoàn thành các khắc phục theo yêu cầu
- Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 năm để duy trì hiệu lực của chứng nhận VietGAP
- Bước 8: Tái đánh giá chứng nhận VietGAP sau khi chứng chỉ hết hiệu lực trong 2 năm.
Cần chuẩn bị gì cho đánh giá chứng nhận VietGAP?
Dưới đây là một số hồ sơ và tài liệu chính mà Doanh Nghiệp cần chuẩn bị:
- Hồ sơ pháp lý đăng ký hoạt động của Doanh Nghiệp
- Hồ sơ chứng minh phạm vi đăng ký chứng nhận của Doanh Nghiệp
- Chính sách sản xuất nông nghiệp tốt
- Mục tiêu sản xuất nông nghiệp tốt
- Sổ tay thực hành
- Các quy trình thực hiện
- Các biểu mẫu áp dụng tại từng bộ phận
- …
Trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho các doanh nghiệp, hoạt động đánh giá được coi là một yếu tố quan trọng. Hoạt động này sẽ có những quy định cụ thể về hình thức, phương thức và nội dung đánh giá. Tổ chức chứng nhận cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã được đề ra. Dưới đây là các yêu cầu cụ thể cho tổ chức chứng nhận theo thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
Các tiêu chí kỹ thuật trong đánh giá đạt Chứng nhận VietGAP cần lưu ý
Tiêu chí 1: Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất
Tiêu chí này là yếu tố được quan tâm hàng đầu của tiêu chuẩn VietGAP mà doanh nghiệp cần đạt được. Trang trại cần chú trọng các phương diện như phương thức canh tác, thu hoạch, tiêu chuẩn về hạt giống, nguồn nước và nguồn đất.
Tiêu chí 2: Môi trường làm việc của người lao động
Môi trường làm việc phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết để ngăn chặn lạm dụng lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động, kèm theo trang thiết bị bảo hộ phù hợp.
Tiêu chí 3: An toàn thực phẩm
Đây là tiêu chí quan trọng nhất và tập trung của tiêu chuẩn VietGAP trong quá trình đánh giá trang trại của doanh nghiệp. Với yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chí này, chất lượng thực phẩm trong quá trình canh tác phải đảm bảo không bị ô nhiễm, không sử dụng các chất bảo quản có thành phần kháng sinh và chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép theo quy định.
Tiêu chí 4: Nguồn gốc sản phẩm nông sản
Các sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP phải có khả năng theo dõi nguồn gốc để đảm bảo chất lượng nông sản và kiểm tra xuất xứ sản phẩm tốt nhất.
Không còn nghi ngờ gì nữa rằng, Chứng nhận VietGAP là một công cụ vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm nông nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng những sản phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều tuân thủ các quy chuẩn nghiêm ngặt và được kiểm soát chặt chẽ. Nếu bạn là một doanh nghiệp hoặc một nhà nông mong muốn trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy và uy tín, việc có chứng nhận VietGAP sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Hãy để chúng tôi giúp bạn xây dựng và phát triển hệ thống trồng trọt theo tiêu chuẩn quốc tế, để tương lai sản xuất nông nghiệp của bạn thật sự thịnh vượng và bền vững.
Đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và khóa học phù hợp với nhu cầu của bạn.
Công ty cổ phần VIFOSA
- Địa chỉ: L10-L10, Khu A- Khu đô thị mới Dương Nội, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội
- MST: 2802450896
- Điện thoại: 0979190776
- Email: congtyvifosa@gmail.com
- Website: http://vifosa.bokfet.com/